Trung tâm GDNN - GDTX thị xã
An Nhơn

KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LĐNT NĂM 2023 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LĐNT NĂM 2024

          Sáng ngày 20/01/2024, Trung tâm GDNN – GDTX thị xã An Nhơn đã tiến hành tổ chức Hội nghị Tổng kết hoạt động đào tạo nghề lao động nông thôn năm 2023.

          Tham dự hội nghị, có lãnh đạo của Trung tâm, tổ trưởng, tổ phó của các tổ chuyên môn, nghiệp vụ, các giáo viên giảng dạy nghề LĐNT, có các đồng chí đại diện thị xã, phòng Lao động thương binh và xã hội, và lãnh đạo của 15 xã, phường trên địa bàn thị xã.

          Tại buổi Hội nghị, đồng chí Lê Sơn Tùng, phó Bí thư Chi bộ - phó Giám đốc Trung tâm đã đánh giá kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2023 và phương hướng, hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) năm 2024.

          Về kết quả đào tạo nghề

          - Trong năm 2023 đã phối hợp với các đoàn thể thị xã, UBND xã, phường và các hội đoàn thể xã phường, thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách về đào tạo nghề, tuyển sinh khai giảng và tổ chức đào tạo nghề cho 481 học viên/25 lớp (vượt 48% so với năm 2022, trong năm 2022 đào tạo nghề cho 325 học viên/15 lớp), với các nghề: Điện dân dụng; May công nghiệp; Hàn điện; Kỹ thuật chế biến món ăn; Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn; Nuôi và phòng trị bệnh cho gà; Sửa chữa máy nông nghiệp, trong đó: Đào tạo Sơ cấp: 323 học viên/17 lớp, trong đó đào tạo theo CTMTQG giảm nghèo là: 306 người, đào tạo XHH: 17 người, với các nghề: May công nghiệp: 72 học viên/4 lớp; Hàn điện: 18 học viên/1 lớp; Điện dân dụng: 73 học viên/4 lớp; Kỹ thuật chế biến món ăn: 160 học viên/8 lớp. Đào tạo nghề dưới 3 tháng: 158 học viên/8 lớp, trong đó đào tạo theo CTMTQG giảm nghèo là: 36 người, đào tạo theo CTMTQG XDNTM: 122 người, với các nghề: Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn: 104 học viên/5 lớp; Nuôi và phòng trị bệnh cho gà: 18 học viên/1 lớp; Sửa chữa máy nông nghiệp: 36 học viên/2 lớp.

          Về giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp

          - Cập nhật các thông tin của các công ty, cơ sở sản xuất thông qua sàn giao dịch việc làm tuyển dụng lao động định kỳ 2 lần/tháng để giới thiệu có việc làm cho người lao động sau đào tạo nghề tại Trung tâm.

          - Học viên được đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp, Trung tâm giới thiệu và là người chịu thực hiện hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ việc làm cho người lao động đến các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có nhu cầu về tuyển dụng lao động qua đào tạo theo nghề để giới thiệu có việc làm.

          - Đối với lao động nông thôn nếu không đủ theo điều kiện yêu cầu được tuyển dụng làm việc (tuổi đời,…) tự tạo việc làm tại chỗ Trung tâm phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn, giúp đỡ giới thiệu đến các cơ sở để nhận hàng gia công hoặc theo nghề được đào tạo để phát triển kinh tế hộ gia đình (nếu hộ gia đình phát triển chăn nuôi có vướng mắc liên hệ trực tiếp đến giáo viên bộ môn hướng dẫn hoặc trực tiếp đến nơi sản xuất để tư vấn).

          - Tỷ lệ có việc làm ở các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tự tạo việc làm tại hộ gia đình tính tổng thể ước đạt trên 80% (trong đó, tập trung chủ yếu nghề May Công nghiệp, Điện dân dụng, Hàn điện) và tự tạo việc làm tại nhà (tập trung chủ yếu là nghề Kỹ thuật chế biến món ăn, Chăn nuôi – Thú y, Sửa chữa máy nông nghiệp).

          Về mở các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức

          - Phối hợp với Hội nông dân xã Nhơn Hậu, Hội nông dân Phường Đập Đá, mở 4 lớp cập nhật kiến thức về Phòng và trị bệnh trâu bò nổi cụt; Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh cho bà con nông dân tại xã Nhơn Hậu và phường Đập Đá.

          - Phối hợp với Hội nông dân thị xã mở 01 lớp bồi dưỡng kiến thức về Tạo dáng và chăm sóc cây mai vàng tại Phường Nhơn Hưng.

          Và chỉ tiêu trong năm 2024 của Trung tâm là tiếp tục ký hợp đồng đào tạo với Phòng LĐ-TB&XH thị xã, Phòng Kinh tế thị xã, các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo nghề cho lao động chưa qua đào tạo tại doanh nghiệp; thực hiện tuyển sinh đào tạo trình độ Sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng cho trên 500 học viên, với các nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn; May công nghiệp; Điện dân dụng; Hàn điện; Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; Tin học văn phòng; Sửa chữa máy nông nghiệp; Chăn nuôi - Thú y; Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh; Kỹ thuật trồng nấm... Tỷ lệ có việc làm ở các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tự tạo việc làm tại hộ gia đình đạt trên 80%, tiếp tục tổ chức xây dựng, điều chỉnh, bổ sung lại các chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH.

 

 

Các tin khác
.